Home

Blog

Khi thất nghiệp trở thành content đắt giá

Khi thất nghiệp trở thành content đắt giá

  • Business Universe
  • April 3, 2025
  • 11 min read
Khi thất nghiệp trở thành content đắt giá

Thất nghiệp không chỉ là áp lực mà còn là chất liệu đắt giá cho content viral. Vì sao chủ đề này dễ thu hút? Làm sao khai thác hiệu quả content thất nghiệp mà không sa vào tiêu cực? Cùng Watermelon tìm hiểu cách biến thất nghiệp thành cơ hội và tạo nội dung chất lượng ngay trong bài viết này!

Vì Sao Content Về Thất Nghiệp Dễ Viral?

Thất nghiệp không chỉ là nỗi lo mà còn là một “mỏ vàng” Content. Nó dễ tạo đồng cảm, tăng tương tác tranh luận, và khai thác được cả bi lẫn hài.

1. Sự đồng cảm - Nếu ngày đó đến, mình sẽ ra sao?

Không chỉ đối với những người cùng hoàn cảnh mà content về thất nghiệp rất dễ “chạm” đến những đối tượng khác. Một người có công việc ổn định có thể không quan tâm đến một câu chuyện khởi nghiệp, nhưng họ chắc chắn sẽ dành vài giây nhìn vào một câu chuyện thất nghiệp. Vì trong một thế giới mà việc làm có thể mất đi chỉ sau một email báo cắt giảm nhân sự, thì ai cũng muốn biết: "Nếu ngày đó đến, mình sẽ ra sao?".

Một bài viết về cú sốc khi bị sa thải, một video TikTok châm biếm chuyện "thất nghiệp nhưng vẫn tiêu tiền như CEO", hay một podcast tâm sự về việc học cách thích nghi với cuộc sống không lương - tất cả đều dễ viral vì người xem thấy chính mình trong đó.

2. Sự kịch tính - “Hóng” câu chuyện diễn ra như thế nào?

Công chúng thích những câu chuyện có kịch tính: từ đỉnh cao sự nghiệp rơi xuống vực sâu, rồi vực dậy ra sao. Cấu trúc này khiến nó hấp dẫn về mặt storytelling, tạo ra nhiều cú twist đủ để người xem theo dõi sát sao như xem một mùa phim mới trên Netflix.

Nội dung thất nghiệp không chỉ là câu chuyện thật của một cá nhân, mà là một hành trình khơi gợi sự tò mò – liệu nhân vật có tìm được công việc mới không, có đổi nghề thành công không, hay rơi vào vòng lặp "thức dậy lúc 10h sáng và sống nhờ tiền tiết kiệm"?

3. Sự đa dạng - Khai thác được đa dạng content

Nội dung về thất nghiệp không chỉ giới hạn ở nỗi buồn hay khó khăn mà còn có thể được khai thác theo nhiều hướng:

  • Hài hước: Meme, parody về cuộc sống thất nghiệp, ví dụ như "Ngày đầu thất nghiệp: đi chơi xả stress. Ngày thứ 10: học tarot kiếm tiền online".
  • Tích cực: Những câu chuyện truyền cảm hứng về cách người ta vực dậy hay biến thất nghiệp thành cơ hội để theo đuổi đam mê.
  • Giáo dục: Hướng dẫn cách tìm việc hiệu quả, cách vượt qua khủng hoảng hay quản lý tài chính khi chưa có thu nhập.

Nhìn chung, thất nghiệp không chỉ là một trạng thái, mà là một chủ đề có thể khai thác dưới nhiều dạng content khác nhau để thu hút sự chú ý.

4. Tâm lý cá nhân - An ủi hay hả hê?

Nội dung liên quan đến thất nghiệp đánh trúng một trong những bản năng cơ bản của con người - nỗi sợ bị bỏ rơi. Khi thấy một ai đó chia sẻ về hành trình thất nghiệp của họ, người xem thường cảm thấy được an ủi vì biết mình không cô đơn. Khi nội dung phản ánh đúng cảm xúc của họ, họ sẽ dễ dàng bấm like, chia sẻ và bình luận.

Ngoài ra, có một kiểu tâm lý không thể không nhắc đến là cảm giác "hả hê khi thấy người khác còn khổ hơn mình". Đây là một yếu tố tâm lý học quan trọng mà ít ai thừa nhận. Khi thấy ai đó thất nghiệp, đôi khi người ta cảm thấy an ủi rằng: “Ít nhất mình vẫn còn việc”. Đó không hẳn là sự ác ý, mà là một bản năng sinh tồn khiến nội dung về thất nghiệp thu hút lượng lớn tương tác.

1-min.png
Content về thất nghiệp đang thu hút hàng triệu lượt xem, hàng chục nghìn lượt tương tác trên mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình từ video TikTok).

Những Rủi Ro Khi Làm Content Về Thất Nghiệp

Dù dễ viral, nội dung về thất nghiệp cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu không khai thác cẩn thận.

1. Nhà tuyển dụng có thể “stalk” bạn

Internet có trí nhớ rất tốt, và HR luôn biết cách "đào mộ" thông tin. Một video bộc bạch về cú sốc thất nghiệp có thể giúp bạn viral hôm nay, nhưng vài tháng sau, khi bạn đi xin việc, nó có thể khiến nhà tuyển dụng e ngại.

Giải pháp: Nếu làm content về thất nghiệp, hãy tránh chỉ trích công ty cũ hoặc thể hiện thái độ bi quan. Hãy tập trung vào những gì bạn học được, cách bạn vượt qua, và những bước tiếp theo của bạn.

2. Biến kênh cá nhân thành nhật ký "kể khổ"

Một câu chuyện thất nghiệp hay có thể truyền cảm hứng, nhưng nếu chỉ toàn than vãn, kênh của bạn dễ trở thành một không gian tiêu cực.

Giải pháp: Hãy cân bằng giữa chia sẻ trải nghiệm cá nhân và đưa ra giải pháp hữu ích. Người xem không chỉ muốn nghe bạn kể khổ mà còn muốn biết bạn đã làm gì để vượt qua.

  • Lưu ý: Làm nội dung về thất nghiệp nghĩa là tự phơi bày những khoảnh khắc mong manh nhất của mình lên mạng. Tuy nhiên, mạng xã hội không phải một phòng trị liệu. Một câu chuyện bạn kể hôm nay có thể bị đem ra chế giễu, xuyên tạc hoặc tranh luận theo hướng bạn không ngờ tới. Liệu bạn có đủ sức đối diện với những phản hồi đó?

3. Nội dung tiếp theo là gì? - Sự trượt dài của danh tính cá nhân

Kể mãi về hành trình không tìm được việc, về những lần trượt phỏng vấn có thể thu hút người xem, nhưng cũng vô tình khiến bạn bị đóng khung vào hình tượng “người thất nghiệp chuyên nghiệp”.

Trên mạng, danh tính của bạn không còn do bạn tự quyết định mà do thuật toán và đám đông xác định. Khi bạn liên tục tạo nội dung về thất nghiệp, bạn sẽ được xếp vào nhóm "content creator thất nghiệp", dù có thể bạn đã tìm được việc từ lâu.

Thất nghiệp là một chủ đề dễ khai thác, nhưng nếu không cẩn thận, nó có thể trở thành một vòng lặp – bạn cứ mãi nói về thất nghiệp mà không có sự phát triển nào. Khi đó, nội dung của bạn không còn mới mẻ, mà chỉ là sự lặp lại của chính nó.

Giải pháp: Hãy luôn có một hướng đi tiếp theo. Ngay từ đầu, hãy mở rộng phạm vi nội dung: tìm việc, phát triển kỹ năng, kiếm tiền online… Điều này giúp bạn dễ dàng chuyển hướng khi cần.

2-min.jpg
Đừng đẩy bản thân trượt dài trong khủng hoảng thất nghiệp.

Cách Khai Thác Content Về Thất Nghiệp Hiệu Quả

Để tránh rủi ro và tối ưu hiệu quả, đây là những cách giúp bạn khai thác chủ đề này một cách khéo léo.

Không phải ngẫu nhiên mà trên TikTok, YouTube, hàng loạt nội dung về thất nghiệp, tìm việc, "sự nghiệp thất bại" lại trở thành xu hướng. Đây không chỉ là một chủ đề cá nhân mà đã trở thành một dòng chảy nội dung. Nếu khai thác tốt, bạn có thể không chỉ kể câu chuyện của riêng mình mà còn mở rộng ra những câu chuyện, góc nhìn khác để duy trì sự quan tâm của khán giả.

1. Chọn góc nhìn tích cực và dài hạn

Thay vì nói: "Tôi bị sa thải sau 5 năm làm việc", hãy thử: "Mất việc là bước ngoặt giúp tôi tìm thấy đam mê thật sự". Cùng một sự kiện nhưng cách diễn đạt khác nhau sẽ tạo ra phản ứng khác nhau từ người xem.

Ngoài ra, thay vì chỉ kể câu chuyện cá nhân, hãy thử liên kết với xu hướng kinh tế, biến động lao động hoặc văn hóa công sở. Ví dụ: "Có phải Gen Z dễ thất nghiệp hơn không?", "Tại sao ngành sáng tạo có tỷ lệ thất nghiệp cao?", "Sếp có thực sự sợ nhân viên nghỉ việc không?" - những nội dung này sẽ có tính mở rộng và lâu dài hơn.

2. Kết hợp yếu tố giải trí, giáo dục

Meme, video hài hước hoặc parody về cuộc sống thất nghiệp có thể giúp người xem cảm thấy bớt áp lực. Tuy nhiên, cần có sự cân bằng giữa giải trí và giá trị thực tế.

Hãy thử bắt đầu với những nội dung đơn giản nhưng mang tính giáo dục như cách làm CV, Portfolio, cách tìm việc hay sử dụng dòng tiền hợp lý…

3. Vận dụng storytelling hợp lý

Công thức storytelling hiệu quả:

  • Hành trình: Tôi đã thất nghiệp như thế nào?
  • Khó khăn: Những điều tồi tệ đã xảy ra.
  • Bài học: Tôi nhận ra gì từ trải nghiệm này?
  • Hướng đi tiếp theo: Tôi đã làm gì để thay đổi?

Ví dụ: "Tôi bị sa thải khi công ty cắt giảm nhân sự, rơi vào khủng hoảng tài chính. Nhưng từ đó, tôi học cách quản lý tiền tốt hơn và bắt đầu sự nghiệp freelancer".

3-min.png
Một số content về thất nghiệp dạng hành trình, bài học, định hướng rõ ràng từ cách đặt tên kênh đến nội dung video (Ảnh chụp màn hình từ video TikTok).

Biến Thất Nghiệp Thành Cơ Hội Mới

Làm Content có thể chỉ là kể lại câu chuyện của chính bạn, và nếu bạn sống đủ chân thật, đủ ý nghĩa, sẽ có người dõi theo bạn. Vậy nên, vấn đề không phải là bạn cần tìm chủ đề để làm Content về thất nghiệp, mà là bạn sẽ làm gì với chương tiếp theo của cuộc đời mình. Thất nghiệp không phải dấu chấm hết - đôi khi, đó là khoảng lặng cần thiết để nhìn lại, thử sức với những hướng đi mới và thậm chí tạo ra bước ngoặt lớn trong sự nghiệp.

1. Định hình lại bản thân và tài chính

Đây là lúc để xác định giá trị cốt lõi và những gì bạn muốn mang đến. Đồng thời, hãy sắp xếp tài chính hợp lý để giảm bớt áp lực và xây dựng chiến lược tìm việc, nâng cao kỹ năng và cập nhật portfolio của mình.

2. Tận dụng thời gian để thử nghiệm

Nếu chưa tìm được công việc ngay lập tức, bạn có thể bắt đầu công việc freelancer hoặc kinh doanh nhỏ. Việc này giúp bạn duy trì thu nhập, đồng thời học cách kiếm tiền ngay cả khi chưa có công việc chính thức. Mạng xã hội cũng là một công cụ hữu ích để bạn kết nối, tìm kiếm cơ hội mới và tiếp cận nhiều người hơn.

3. Chia sẻ câu chuyện của bạn một cách khéo léo

Khi bạn xây dựng một hình ảnh quá mạnh về thất nghiệp, bạn có thể trở thành một biểu tượng của điều đó mãi mãi. Câu hỏi là: bạn có muốn điều đó không? Nếu không, hãy cẩn trọng trong cách kể chuyện.

Nếu muốn làm content về thất nghiệp, hãy đảm bảo câu chuyện của bạn mang lại giá trị cho người xem. Hãy để họ thấy một hành trình, một sự thay đổi, một góc nhìn mới, thay vì chỉ là một câu chuyện buồn.

4-min.png
Hãy định nghĩa lại chính bản thân mình và biến thất nghiệp thành cơ hội mới.

Kết

Thất nghiệp không định nghĩa bạn – cách bạn sử dụng thời gian này mới quyết định tương lai của bạn. Vì vậy, thay vì lo lắng, hãy tận dụng khoảng thời gian này để phát triển và tạo ra những cơ hội mới cho chính mình.

Nội dung về thất nghiệp không chỉ dễ viral mà còn có thể mang lại giá trị thực sự cho cộng đồng nếu được khai thác đúng cách. Nhưng đó cũng có thể là một con dao hai lưỡi. Nếu làm tốt, nó có thể giúp bạn xây dựng cộng đồng, tạo ảnh hưởng và thậm chí mở ra cơ hội mới. Nhưng nếu làm không khéo, bạn có thể bị mắc kẹt trong danh tính "người thất nghiệp trên mạng" - một hình tượng có thể khiến bạn mất đi nhiều cơ hội ngoài đời thực.

Bạn đã từng xem nội dung nào về thất nghiệp mà thấy thú vị chưa? Hay bạn nghĩ gì về tình trạng thất nghiệp hiện nay? Bình luận chia sẻ nhé!

Phần này có thể design hình riêng với nội dung của 3 bullet points trên mang tính cung cấp thông tin và giáo dục. Xem reference trong blog guideline chị gửi nha.

Share via:
Xuân Diễm
Xuân Diễm

Keep doing your thing

Related posts

Khi văn phòng thành studio TikTok - Xu Hướng Mới Trong Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Khi văn phòng thành studio TikTok - Xu Hướng Mới Trong Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Xuân Diễm

Xuân Diễm

5 days ago

Văn phòng không chỉ là nơi làm việc, mà còn có thể trở thành studio TikTok. Doanh nghiệp đang đua nhau dựng studio tại chỗ, nhân viên từ bàn giấy hóa content creator. Vấn đề không phải là quay hay không, mà là làm sao để biến văn phòng thành studio TikTok, làm thế nào để xây dựng thương hiệu viral, văn hóa doanh nghiệp sáng lên mà KPI vẫn chạy mượt. Bạn đã sẵn sàng chưa?

Thương hiệu cá nhân: “chiếc rìu vàng” của thế hệ First-Self

Thương hiệu cá nhân: “chiếc rìu vàng” của thế hệ First-Self

HT Võ Duyên

HT Võ Duyên

10 days ago

Người ta có thể không dùng mạng xã hội X nhưng chắc chắn sẽ biết tỷ phú Elon Musk. Tương tự, người ta có thể không dùng sản phẩm từ Apple nhưng chắc chắn sẽ biết Tim Cook. Không đơn giản là nổi tiếng, họ biến tên mình thành “mỏ vàng” trên cuộc chiến kinh doanh. Sự thành công này có khiến thương hiệu cá nhân có tiếp tục trở thành xu hướng trong những năm tới?

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong quản trị nhân sự

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong quản trị nhân sự

Giàu Dương

Giàu Dương

14 days ago

Để các nhà lãnh đạo thành công bước vào kỷ nguyên mới, trí tuệ cảm xúc (EQ) là chìa khóa giúp duy trì động lực, gắn kết đội ngũ và gia tăng hiệu suất công việc.

Tiếng ồn nâu: Xu hướng tương lai của thiết kế văn phòng

Tiếng ồn nâu: Xu hướng tương lai của thiết kế văn phòng

Mai Anh

Mai Anh

19 days ago

Bạn bị xao nhãng bởi tiếng ồn văn phòng? Tiếng ồn nâu – bí quyết âm thanh mới giúp bạn tập trung hơn, giảm căng thẳng và nâng cao hiệu suất làm việc!