Home

Blog

Khi xu hướng ‘Servant Leadership - sếp không chỉ huy’ lên ngôi

Khi xu hướng ‘Servant Leadership - sếp không chỉ huy’ lên ngôi

  • Business Universe
  • April 1, 2025
  • 9 min read
Khi xu hướng ‘Servant Leadership - sếp không chỉ huy’ lên ngôi

Lãnh đạo không còn là chuyện ra lệnh - mà là đồng hành. Ngày càng nhiều doanh nghiệp và lãnh đạo trẻ Việt Nam đang bắt kịp xu hướng ‘Servant Leadership’, nơi sếp không chỉ dẫn dắt mà còn hỗ trợ nhân viên phát triển.

Là các “digital natives” (tạm dịch: người sống trong thời đại kỹ thuật số”), Gen Z được đánh giá cao về khả năng làm việc độc lập, sự sáng tạo, năng lượng, thích nghi nhanh. Vì vậy, không khó hiểu khi thế hệ Z đang dần thay đổi mô hình lãnh đạo truyền thống. Họ tìm kiếm sự tôn trọng, trao quyền và một không gian làm việc linh hoạt, đúng với phong cách của “Servant Leadership - Lãnh đạo phục vụ”.

'Servant Leadership' là gì?

Servant Leadership, hay còn gọi là "Lãnh đạo phục vụ" hoặc "Lãnh đạo đầy tớ", là mô hình lãnh đạo đặt lợi ích của nhân viên và tổ chức lên trên quyền lực cá nhân.

Khái niệm này được Robert K. Greenleaf - giám đốc phát triển nguồn nhân lực của AT&T - đặt ra trong bài tiểu luận The Servant as Leader, xuất bản năm 1970.

Trong bài luận, Greenleaf nói: "Người lãnh đạo phục vụ trước hết là một người có mong muốn chân thành được giúp đỡ và hỗ trợ người khác. Chính khao khát này dẫn họ đến vai trò lãnh đạo, chứ không phải vì quyền lực hay lợi ích cá nhân. Điều này khác biệt với những người tìm kiếm vị trí lãnh đạo trước rồi mới nghĩ đến việc phục vụ. Giữa hai kiểu lãnh đạo này tồn tại nhiều cấp độ khác nhau, phản ánh sự đa dạng trong cách con người tiếp cận vai trò lãnh đạo."

Khác với mô hình lãnh đạo truyền thống mang tính "chỉ huy - tuân lệnh", servant leadership xoay quanh tư duy "hỗ trợ - phát triển cùng nhau".

Nhà lãnh đạo kiểu mới không phải người kiểm soát mọi thứ, mà là người khuyến khích, thúc đẩy người lao động phát huy hết khả năng. Định nghĩa “thành công của nhân viên = thành công của công ty” cũng đang trở thành một kim chỉ nam trong cách quản trị hiện đại.

1-min.png
Servant Leadership là khi lãnh đạo đồng hành và khuyến khích nhân viên phát triển, thay vì ra lệnh cho họ. (Ảnh minh họa: Pexels)

'Servant Leadership' - Phong cách lãnh đạo thời đại 4.0

Trên thế giới, mô hình Servant Leadership đã được nhiều tập đoàn lớn như FedEx, Starbucks, Google, Popeyes... áp dụng thành công.

Tại FedEx, nhà sáng lập Fred Smith đặt triết lý “Con người – Dịch vụ – Lợi nhuận” làm kim chỉ nam. Ông tin rằng: “Khi nhân viên được đặt lên hàng đầu, họ sẽ mang đến dịch vụ tốt nhất, và lợi nhuận sẽ theo sau.”

Starbucks dưới thời CEO Howard Schultz cũng theo đuổi triết lý này khi mang đến nhiều phúc lợi hấp dẫn cho nhân viên làm việc theo giờ như quyền chọn mua cổ phiếu, hoàn trả học phí đại học, chăm sóc sức khỏe… Đồng thời, công ty cũng tổ chức các diễn đàn nội bộ để nhân viên có cơ hội bày tỏ ý kiến và đóng góp sáng kiến.

Với Google, “trao quyền” thể hiện rõ nét qua những đãi ngộ độc đáo như bữa ăn miễn phí, dịch vụ cắt tóc, phương tiện di chuyển, cùng với môi trường làm việc mở, khuyến khích sáng tạo và phát triển.

2-min.jpg
Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã thành công khi lãnh đạo tạo được thiện cảm với người lao động, giúp họ gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình cho công ty. (Ảnh: Fortune)

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành truyền thông và mạng xã hội, Servant Leadership ngày càng trở thành phong cách lãnh đạo được nhiều doanh nghiệp theo đuổi.

Trước đây, hình ảnh người sếp thường gắn liền với văn phòng riêng, quyền lực và khoảng cách. Nhưng nay, họ xuất hiện ngày càng nhiều trên TikTok, YouTube, LinkedIn, không chỉ để truyền thông cho công ty mà còn để tạo sự kết nối với đội ngũ.

Nhiều lãnh đạo trẻ như CEO Huy NL (Schannel), CEO Bình Nguyễn (VNGAG), hay sếp Việt, Khánh (MD Việt Nam) sẵn sàng tham gia vào các hoạt động cùng nhân viên, thậm chí thoải mái để nhân sự trẻ trêu đùa trên mạng xã hội.

Sự gần gũi này không chỉ giúp xóa nhòa khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, mà còn mang lại hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Những khoảnh khắc tự nhiên, chân thật khi họ tương tác với cấp dưới thường xuyên trở thành chủ đề viral, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Nhờ đó, hình ảnh thương hiệu cũng được lan tỏa mạnh mẽ, tăng mức độ yêu thích của khách hàng và tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh.

3-min.png
Giám đốc Việt, trưởng phòng Khánh thường xuyên bị nhân viên trêu đùa, “troll” trong những đoạn clip hài hước của TikToker Phương Thử Việc. (Ảnh: Phương Thử Việc)
4-min.jpg
CEO Huy NL của SChannel là một trong những người sếp đầu tiên tiên phong xuất hiện cùng nhân viên trên mạng xã hội, không ngại đóng clip, nhảy nhót cùng nhân sự trẻ. (Ảnh: SChannel)

Sự dịch chuyển này một phần đến từ sự thay đổi trong kỳ vọng của Gen Z đối với môi trường làm việc. Theo khảo sát Anphabe (2024), 73% Gen Z mong muốn được làm việc trong môi trường năng động, cởi mở, nơi đồng nghiệp thân thiện và sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau.

Người trẻ không chỉ tìm kiếm một công việc ổn định, mà còn ưu tiên những công ty có văn hóa linh hoạt, lãnh đạo thân thiện, ít rào cản phân cấp. Họ đề cao sự tự chủ, không thích bị giám sát quá chặt chẽ, mà muốn được đóng góp ý kiến và có tiếng nói trong các quyết định quan trọng.

Nắm bắt xu hướng này, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể. Shopee, Tiki, VNG, FPT Software chuyển đổi theo mô hình văn phòng mở, loại bỏ vách ngăn, tạo không gian làm việc linh hoạt.

TopCV, Finhay đặt trọng tâm vào trao quyền cho nhân viên, khuyến khích họ tự chủ trong công việc, đưa ra quyết định thay vì chờ đợi cấp trên chỉ đạo. Gimo xây dựng chính sách Work From Anywhere, trao quyền để nhân sự tự do lựa chọn không gian làm việc, giúp cân bằng công việc và cuộc sống.

Những thay đổi này không chỉ giúp các công ty giữ chân nhân tài, mà còn tạo ra một môi trường làm việc bền vững, nơi người trẻ cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển.

Trở thành Servant Leader thực thụ như thế nào?

Trao quyền và lắng nghe

Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ đứng trên cao để ra lệnh mà là người tạo điều kiện cho đội ngũ phát triển.

Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong tư duy: thay vì kiểm soát chặt chẽ, hãy trao quyền và hỗ trợ nhân sự. Việc lắng nghe và thực sự thấu hiểu nhu cầu của đội ngũ không chỉ giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực mà còn góp phần giảm turnover rate – tỷ lệ nghỉ việc trong công ty. Khi mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ, họ có xu hướng gắn bó lâu dài hơn.

Minh bạch trong giao tiếp

Minh bạch trong giao tiếp giúp đội ngũ hiểu rõ tầm nhìn và định hướng chung, từ đó tạo sự đồng lòng và tin tưởng. Một nhà lãnh đạo phục vụ không chỉ truyền đạt thông tin rõ ràng mà còn khuyến khích đối thoại hai chiều, nơi nhân viên có thể chia sẻ ý kiến và phản hồi một cách cởi mở.

Khi mọi quyết định, mục tiêu và chiến lược được truyền tải minh bạch, nhân sự sẽ cảm thấy gắn kết hơn với tổ chức. Điều này không chỉ giúp giảm hiểu lầm, xung đột mà còn thúc đẩy tinh thần hợp tác, góp phần xây dựng một môi trường làm việc cởi mở và hiệu quả.

5-min.png
Các nhà lãnh đạo trẻ ngày càng hướng tới phong cách ‘Servant Leader’.

Đồng hành cùng đội ngũ

Một yếu tố quan trọng khác là đồng hành thay vì chỉ giám sát từ xa. Khi lãnh đạo sẵn sàng tham gia vào công việc cùng đội nhóm, họ sẽ hiểu rõ hơn những khó khăn thực tế đang diễn ra xung quanh, cũng như những mối đe dọa và cơ hội trong tương lai. Nhờ đó, phản hồi đưa ra sẽ mang tính xây dựng thay vì áp đặt.

Những góp ý kịp thời có thể giúp cải thiện kỹ năng, nâng cao hiệu suất và tạo cảm giác được trân trọng hơn.

Công nhận và khen thưởng

Ngoài ra, công nhận và khen thưởng đúng lúc cũng là chìa khóa giúp Servant Leadership phát huy hiệu quả. Sự ghi nhận không chỉ dừng lại ở những thành tích lớn mà còn ở nỗ lực hàng ngày. Một lời khen đúng thời điểm hay sự đánh giá công tâm có thể trở thành động lực mạnh mẽ. Khi cảm thấy được ghi nhận, người trẻ sẽ gắn bó lâu dài không chỉ vì lương thưởng mà còn vì sự tôn trọng và cơ hội cống hiến.

Kết luận

Không còn là một xu hướng nhất thời, Servant Leadership đang dần trở thành tiêu chuẩn mới cho lãnh đạo hiện đại. Khi thế hệ lao động trẻ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong doanh nghiệp, việc thay đổi phong cách lãnh đạo là điều tất yếu. Những công ty áp dụng mô hình này sẽ có lợi thế lớn trong việc giữ chân nhân tài, xây dựng một đội ngũ vững mạnh và phát triển bền vững.

Sếp giỏi không phải là người giỏi ra lệnh, mà là người giúp nhân viên giỏi hơn. Các nhà lãnh đạo trẻ ngày càng hiểu rằng: để thành công, họ không thể chỉ huy, mà phải đồng hành cùng đội ngũ. Bằng cách lắng nghe, hỗ trợ và trao quyền, Servant Leadership không chỉ tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, mà còn giúp doanh nghiệp phát triển theo hướng nhân văn và bền vững hơn.

Share via:
Mai Anh
Mai Anh

Với hơn 6 năm làm việc trong lĩnh vực Báo chí – Truyền thông, tôi xem viết là cách lắng nghe thế giới và phản hồi lại bằng sự tử tế, chỉn chu.

Related posts

Khi văn phòng thành studio TikTok - Xu Hướng Mới Trong Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Khi văn phòng thành studio TikTok - Xu Hướng Mới Trong Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Xuân Diễm

Xuân Diễm

5 days ago

Văn phòng không chỉ là nơi làm việc, mà còn có thể trở thành studio TikTok. Doanh nghiệp đang đua nhau dựng studio tại chỗ, nhân viên từ bàn giấy hóa content creator. Vấn đề không phải là quay hay không, mà là làm sao để biến văn phòng thành studio TikTok, làm thế nào để xây dựng thương hiệu viral, văn hóa doanh nghiệp sáng lên mà KPI vẫn chạy mượt. Bạn đã sẵn sàng chưa?

Thương hiệu cá nhân: “chiếc rìu vàng” của thế hệ First-Self

Thương hiệu cá nhân: “chiếc rìu vàng” của thế hệ First-Self

HT Võ Duyên

HT Võ Duyên

10 days ago

Người ta có thể không dùng mạng xã hội X nhưng chắc chắn sẽ biết tỷ phú Elon Musk. Tương tự, người ta có thể không dùng sản phẩm từ Apple nhưng chắc chắn sẽ biết Tim Cook. Không đơn giản là nổi tiếng, họ biến tên mình thành “mỏ vàng” trên cuộc chiến kinh doanh. Sự thành công này có khiến thương hiệu cá nhân có tiếp tục trở thành xu hướng trong những năm tới?

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong quản trị nhân sự

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong quản trị nhân sự

Giàu Dương

Giàu Dương

14 days ago

Để các nhà lãnh đạo thành công bước vào kỷ nguyên mới, trí tuệ cảm xúc (EQ) là chìa khóa giúp duy trì động lực, gắn kết đội ngũ và gia tăng hiệu suất công việc.

Tiếng ồn nâu: Xu hướng tương lai của thiết kế văn phòng

Tiếng ồn nâu: Xu hướng tương lai của thiết kế văn phòng

Mai Anh

Mai Anh

19 days ago

Bạn bị xao nhãng bởi tiếng ồn văn phòng? Tiếng ồn nâu – bí quyết âm thanh mới giúp bạn tập trung hơn, giảm căng thẳng và nâng cao hiệu suất làm việc!