Home

Blog

Giải mã Lo-Fi Marketing từ case study mì thanh long Caty: Không đầu tư nhiều về nội dung, hình ảnh quảng cáo nhưng vẫn “viral”

Giải mã Lo-Fi Marketing từ case study mì thanh long Caty: Không đầu tư nhiều về nội dung, hình ảnh quảng cáo nhưng vẫn “viral”

  • Business Universe
  • December 19, 2023
  • 11 min read
Giải mã Lo-Fi Marketing từ case study mì thanh long Caty: Không đầu tư nhiều về nội dung, hình ảnh quảng cáo nhưng vẫn “viral”

Trong thế giới marketing hiện đại, các doanh nghiệp ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt để thu hút sự chú ý của khách hàng. Thế nhưng thay vì sử dụng những phương pháp tiếp thị đắt đỏ, các thương hiệu ngày càng ưa chuộng xu hướng Low-fidelity marketing (hay còn được gọi là Lo-fi Marketing).

Lo-Fi Marketing là gì?

Trong âm nhạc, đông đảo thế hệ Millennials và Gen Z ưa chuộng nhạc lo-fi - một thể loại nhạc có chất lượng âm thanh thấp hơn, quá trình sản xuất đơn giản, có thể được sáng tác trong phòng ngủ thay vì phòng thu âm. Còn trong marketing, "Lo-Fi Marketing" là từ được dùng để miêu tả một chiến lược marketing tập trung vào việc tạo ra các hình ảnh, video hoặc văn bản có chất lượng không hoàn hảo.

Ảnh 1.png
"Lo-Fi Marketing" là những chiến lược chiến lược marketing tập trung vào việc tạo ra các hình ảnh, video hoặc văn bản có chất lượng không hoàn hảo

Trái với suy nghĩ thông thường rằng những hoạt động quảng cáo cần phải được lên kế hoạch chỉn chu, quảng cáo Lo-fi thường có ngân sách thấp, ứng dụng các kỹ thuật sản xuất cơ bản để tạo ra cảm giác chân thực, gần gũi. Theo đó, quảng cáo theo phong cách Lo-Fi thường được sản xuất với:

1. Cảnh quay thô, không được chỉnh sửa quá nhiều

Không sử dụng máy ảnh đắt tiền, thiết lập hệ thống ánh sáng chuyên nghiệp hay thuê studio hiện đại, một quảng cáo Lo-Fi có thể được quay bằng chiếc điện thoại thông minh mà chúng ta sử dụng hằng ngày.

2. Sử dụng hình ảnh của một người bình thường

Vì Lo-Fi Marketing đề cao tính chân thực, những quảng cáo này thường không có sự góp mặt của các diễn viên, người mẫu hay KOL nổi tiếng. Thay vào đó, thương hiệu sẽ sử dụng trực tiếp nội dung do người dùng tạo (User-Generated Content - UGC) hoặc những nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội.

Ảnh 2.jpg
Lo-Fi Marketing thường không có sự góp mặt của các diễn viên, người mẫu hay KOL nổi tiếng

3. Không chạy quảng cáo quá đà

Với một chiến dịch thông thường, thương hiệu sẽ mong muốn quảng cáo thu hút càng nhiều sự chú ý càng tốt. Thế nhưng khi sử dụng Lo-Fi Marketing, thương hiệu sẽ hòa mình vào các nội dung trên newsfeed của các nền tảng mạng xã hội, từ đó khiến người dùng tiếp cận nội dung một cách tự nhiên, ít làm gián đoạn trải nghiệm lướt feed của họ hơn.

Như vậy, có thể thấy Lo-Fi Marketing có thể giúp doanh nghiệp:

  • Tiết kiệm chi phí
  • Tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách tự nhiên, hiệu quả
  • Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng

Song không phải vì vậy mà Lo-Fi Marketing sẽ mang đến các nội dung chất lượng thấp. Một chiến dịch Lo-Fi Marketing thành công là khi thương hiệu có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng, nhưng đồng thời vẫn thoả mãn được hai yếu tố là chân thật, tự nhiên.

Ảnh 3.jpeg
Lo-Fi Marketing sẽ giúp các thương hiệu tiết kiệm chi phí, tiếp cận khách hàng tự nhiên

Lo-Fi Marketing được đánh giá cao trong bối cảnh kinh tế eo hẹp

Trong những năm gần đây, có thể thấy bối cảnh kinh tế không mấy khả quan. Không ít thương hiệu đã đưa ra tuyên bố thắt chặt ngân sách quảng cáo để tập trung duy trì hoạt động kinh doanh. Đó là một trong những lý do mà Lo-Fi Marketing ngày càng trở nên phổ biến. Chiến lược này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc các doanh nghiệp muốn tiếp cận với đối tượng khách hàng trẻ tuổi, năng động.

Ngoài ra, Lo-Fi Marketing còn gây ấn tượng bởi:

1. Đề cao tính chân thật

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính và đòi hỏi cao hơn. Họ không còn dễ dàng bị thuyết phục bởi những thông điệp quảng cáo quá hoàn hảo, mà họ có xu hướng tin tưởng hơn vào những nội dung chân thật, gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, 90% thế hệ Millennials nói rằng tính xác thực của thương hiệu là yếu tố then chốt để họ đưa ra quyết định mua hàng.

Một ví dụ điển hình là video quảng cáo mì thanh long Caty đã “làm mưa làm gió” trên các trang mạng xã hội nhờ tính chân thật. Trên nền nhạc “Bài ca mì thanh long”, quảng cáo thể hiện hình ảnh hai mascot trong trang phục thanh long đứng nhảy múa cùng nhau. Trong khi đó, “nhân vật chính” của quảng cáo là gói mì tôm lại xuất hiện bằng những hiệu ứng đơn giản, chỉ di chuyển qua lại trên màn hình.

Quay phim quảng cáo giới thiệu sản phẩm mì ăn liền Thanh Long Caty

Thế nhưng theo số liệu của Kompa.ai, video này đã thu hút đến 4,5 triệu lượt tương tác, 218.963 thảo luận đã đề cập đến chủ đề mì thanh long Caty trong giai đoạn từ 23/11 đến 30/11/2023. Trong cùng thời điểm đó, số liệu của YouNet Media cho thấy mì tôm thanh long đã vượt qua “trà chanh giã tay” để trở thành món ăn phủ sóng khắp mạng xã hội. Trong vòng 27 đến 29/11/2023, công ty này ghi nhận gần 1 triệu tương tác và 81,93 nghìn lượt thảo luận xoay quanh món mì tôm thanh long trên mạng xã hội.

Ảnh 4.jpg
Mì tôm thanh long thu hút gần 1 triệu tương tác chỉ trong vòng 72 giờ (Theo YouNet Media)

2. Nâng cao mức độ gần gũi với khách hàng

Có thể thấy, Lo-Fi Marketing không chỉ góp phần giúp các thương hiệu “viral” trên mạng xã hội mà còn khiến họ trở nên gần gũi với người xem. Lo-Fi Marketing thường sử dụng những hình ảnh, video, văn bản được tạo ra một cách tự nhiên, không qua chỉnh sửa quá nhiều. Điều này giúp tạo ra cảm giác như thể thương hiệu đang nói chuyện với khách hàng một cách trực tiếp. Một báo cáo của Statista vào năm 2022 đã chỉ ra rằng, 45% Gen Z thừa nhận sẽ dành sự quan tâm và tương tác nhiều hơn đến các thương hiệu chân thật và đáng tin cậy.

Ngoài ra, Lo-Fi Marketing cũng giúp thương hiệu thể hiện được tính cách, cá tính của mình và tạo nên sự kết nối cảm xúc với khách hàng. Dù đã… tạm biệt với người dùng Việt, BAEMIN vẫn là một trong những thương hiệu thể hiện rõ sự hài hước, đáng yêu thông qua các chiến dịch quảng cáo.

Để mừng sinh nhật 3 tuổi, BAEMIN đã triển khai một chiến dịch quảng cáo ngoài trời. Không mời những celeb nổi tiếng, không sử dụng quá nhiều kỹ thuật thiết kế, OOH của thương hiệu chỉ đơn giản với những lời cảm ơn được viết tay. Đây là cách giúp thương hiệu truyền tải những thông điệp vừa ý nghĩa, vừa gần gũi đến với đông đảo khán giả.

Ảnh 5.jpg

Ảnh 6.jpg
Những quảng cáo gần gũi, đáng yêu từ team BAEMIN

3. Tạo không gian tương tác và thảo luận cho khách hàng

Một trong những khía cạnh quan trọng của Lo-Fi marketing là khả năng tạo sự gắn kết với cộng đồng người dùng. Để làm được điều này, thương hiệu cần tìm cách “len lỏi” vào trong cuộc sống của người dùng. Một trong những thương hiệu tích cực thúc đẩy người dùng chia sẻ nội dung chính là Apple với chiến dịch “Shot On iPhone”.

Bằng cách kêu gọi người dùng sử dụng hashtag #ShotoniPhone, Apple đã thu hút đông đảo người dùng iPhone trên toàn cầu chia sẻ hình ảnh về không gian sống, thú cưng, bạn bè, gia đình,... lên mạng xã hội. Sau đó, thương hiệu đã thu thập, lựa chọn những bức ảnh nổi bật nhất để hiển thị chúng trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng “chi mạnh” để trưng bày những bức ảnh do chính người dùng chụp trên thiết bị iPhone của họ lên các biển quảng cáo ngoài trời.

Ảnh 7.jpg

Chiến dịch này đã khiến người dùng trở nên phấn khích khi những hình ảnh đời thường của họ được xuất hiện trên mạng xã hội và OOH của một thương hiệu danh tiếng như Apple. Như vậy, càng lúc càng nhiều người sử dụng hashtag của thương hiệu để chia sẻ hình ảnh. Chỉ tính riêng nền tảng Instagram, #ShotoniPhone hiện đã có đến 29,2 triệu lượt đề cập.

Ảnh 8.png
#ShotoniPhone thu hút hơn 29,2 triệu lượt đề cập trên Instagram

Những nguy cơ khi ứng dụng chiến lược Lo-Fi Marketing

Nhìn chung, Lo-Fi Marketing không đòi hỏi thương hiệu phải chi ngân sách “khủng”. Thế nhưng chiến lược này yêu cầu thương hiệu đầu tư thời gian, công sức để chọn lọc nội dung, tìm kiếm các cách thức sáng tạo nhưng tiết kiệm.

1. Nội dung đơn giản, không phải kém chất lượng

Dù Lo-Fi Marketing đề cao sự đơn giản, mộc mạc nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nội dung của thương hiệu sẽ đơn điệu, nhàm chán. Nếu nội dung marketing kém chất lượng, thương hiệu sẽ khó thu hút được sự chú ý của khách hàng. Do đó, một chiến lược Lo-Fi Marketing vẫn cần đáp ứng các tiêu chí về tính sáng tạo, hấp dẫn, phù hợp với đối tượng mục tiêu và xu hướng thị trường.

Ảnh 9.png
Các nội dung Lo-Fi Marketing vẫn cần có tính sáng tạo, độc đáo để thu hút người dùng

2. Đo lường mức độ hiệu quả của chiến lược marketing, kịp thời điều chỉnh nếu cần

Dù thực hiện chiến lược Marketing nào đi nữa, thương hiệu cần tìm hiểu thị trường đang có suy nghĩ, đánh giá như thế nào về bản thân trên Internet vì đây là những thông tin giúp tối ưu hoá hiệu quả chiến dịch. Để làm được điều này, thương hiệu có thể sử dụng các công cụ/nền tảng truyền thông Social Listening (Nghiên cứu dư luận xã hội) nhằm tìm hiểu các cuộc thảo luận, đề cập (mention) liên quan đến thương hiệu, đồng thời hiểu rõ được điểm khác biệt của bản thân và từ đó thương hiệu có thể điều chỉnh, thay đổi chiến lược sao cho hiệu quả nhất.

Ảnh 10.jpg
Thương hiệu có thể dùng các ứng dụng Social Listening để tìm cách tối ưu hoá chiến dịch

Lo-Fi Marketing là một chiến lược có thể giúp thương hiệu tiết kiệm chi phí nhưng vẫn “viral”. Tuy nhiên, thương hiệu cần lên kế hoạch, triển khai một cách bài bản và có kế hoạch. Các thương hiệu cần cân nhắc kỹ lưỡng những nguy cơ tiềm ẩn khi ứng dụng chiến lược này, để đảm bảo các hoạt động marketing đạt được hiệu quả như mong muốn.

Trong âm nhạc, đông đảo thế hệ Millennials và Gen Z ưa chuộng nhạc lo-fi - một thể loại nhạc có chất lượng âm thanh thấp hơn, quá trình sản xuất đơn giản, có thể được sáng tác trong phòng ngủ thay vì phòng thu âm. Còn trong marketing, "Lo-Fi Marketing" là từ được dùng để miêu tả một chiến lược marketing tập trung vào việc tạo ra các hình ảnh, video hoặc văn bản có chất lượng không hoàn hảo.

Share via:
Kim Ngọc
Kim Ngọc

Related posts

Khi văn phòng thành studio TikTok - Xu Hướng Mới Trong Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Khi văn phòng thành studio TikTok - Xu Hướng Mới Trong Xây Dựng Thương Hiệu Doanh Nghiệp

Xuân Diễm

Xuân Diễm

5 days ago

Văn phòng không chỉ là nơi làm việc, mà còn có thể trở thành studio TikTok. Doanh nghiệp đang đua nhau dựng studio tại chỗ, nhân viên từ bàn giấy hóa content creator. Vấn đề không phải là quay hay không, mà là làm sao để biến văn phòng thành studio TikTok, làm thế nào để xây dựng thương hiệu viral, văn hóa doanh nghiệp sáng lên mà KPI vẫn chạy mượt. Bạn đã sẵn sàng chưa?

Thương hiệu cá nhân: “chiếc rìu vàng” của thế hệ First-Self

Thương hiệu cá nhân: “chiếc rìu vàng” của thế hệ First-Self

HT Võ Duyên

HT Võ Duyên

10 days ago

Người ta có thể không dùng mạng xã hội X nhưng chắc chắn sẽ biết tỷ phú Elon Musk. Tương tự, người ta có thể không dùng sản phẩm từ Apple nhưng chắc chắn sẽ biết Tim Cook. Không đơn giản là nổi tiếng, họ biến tên mình thành “mỏ vàng” trên cuộc chiến kinh doanh. Sự thành công này có khiến thương hiệu cá nhân có tiếp tục trở thành xu hướng trong những năm tới?

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong quản trị nhân sự

Vai trò của trí tuệ cảm xúc (EQ) trong quản trị nhân sự

Giàu Dương

Giàu Dương

14 days ago

Để các nhà lãnh đạo thành công bước vào kỷ nguyên mới, trí tuệ cảm xúc (EQ) là chìa khóa giúp duy trì động lực, gắn kết đội ngũ và gia tăng hiệu suất công việc.

Tiếng ồn nâu: Xu hướng tương lai của thiết kế văn phòng

Tiếng ồn nâu: Xu hướng tương lai của thiết kế văn phòng

Mai Anh

Mai Anh

19 days ago

Bạn bị xao nhãng bởi tiếng ồn văn phòng? Tiếng ồn nâu – bí quyết âm thanh mới giúp bạn tập trung hơn, giảm căng thẳng và nâng cao hiệu suất làm việc!